Điện mặt trời trong nuôi trồng thủy sản theo thông tin của cục nuôi trồng thủy sản.

Điện mặt trời trong nuôi trồng thủy sản 2019 và tương lai

Về nuôi trồng thủy sản, tính đến ngày 24/9/2019, diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 705.209 ha (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó diện tích thả nuôi tôm sú là 606.661 ha, diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 98.548 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 504.413 tấn (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, sản lượng tôm sú là 181.585 tấn, sản lượng tôm chân trắng là 322.828 tấn.

Điện mặt trời trong nuôi trồng thủy sản

Dùng quạt để tạo oxy trong nuôi trồng thủy sản

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, hiện nay trên phạm vi cả nước tiếp tục bị tác động của biến đổi khí hậu. Thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, độ mặn tăng…. làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh. Vì vậy, tùy vào điều kiện cụ thể, người nuôi tôm cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp về quản lý và chăm sóc ao nuôi như quản lý môi trường nước, quản lý thức ăn và tác nhân gây bệnh góp phần nuôi thành công và giảm giá thành sản xuất.

Xem thêm: Tấm pin năng lương mặt trời tiêu chuẩn Đức

Ngoài ra việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vưc công nghệ cao cho nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng này cần đòi hỏi người nuôi tuân thủ các quy trình và quản lý, tránh rủi ro tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi cung như hiệu quả đầu tư.

Sử dụng nguồn điện cung cấp cho các hồ nuôi cũng là yếu tố sống còn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị tạo Oxy cũng như điều tiết hệ thống bơm nước, xử lý ô nhiễm cho các hồ nuôi.

Trong năm vừa qua do tình hình thiếu điện trên diện rộng. Nên từ đầu năm 2017 chính phủ ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư các hệ thống điện năng lượng mặt trời, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất. Đặc biệt các vùng có nguy cơ thiếu điện.

Theo ghi nhận của phóng viên tại 1 số khu vực nuôi tôm của huyện Cầu Ngang Tỉnh Trà Vinh, thì tình hình cung cấp điện gặp nhiều khó khăn, và tình trạng thiếu điện cũng đang diễn ra.

Các vùng nuôi trồng thủy sản do đặc thù nằm xa khu vực dân cư, và có mức tiêu thụ điện lớn, vì vậy việc đầu tư vào năng lượng mặt trời phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, luôn đảm bảo đáp ứng đủ điện cho nhu cầu nuôi trông thủy sản là cần thiết.

                              Lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên hồ nuôi tôm tại Cần Thơ

Nhiều hộ đã bắt đầu trang bị hệ thống nuôi tôm công nghệ cao, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm tăng mật độ nuôi, gia tăng sản lượng.

Xem thêm: Dự án Điện năng lượng mặt trời Á Châu Solar đã thi công

Bài viết liên quan